Nguyên tắc hoạt động của mô hình OSI

Với cách thức tổ chức như đã trình bay, sự tương tác giữa các lớp của mô hình OSI diễn ra theo nguyên tắc sau:

1/ Các lớp dưới cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các lớp ngay phí trên nó. Các lớp trên sẽ gửi yêu cầu xuống dưới và nhận lại kết quả, các lớp trên không cần biết hoạt động cụ thể diễn ra tại lớp dưới, hay nói cách hoạt động khác của lớp hoàn toàn trong suốt và là “hộp đen” với lớp trên.

2/ Các lớp ngang hàng trên hai host tương tác trực tiếp với nhau. Tuy nhiên dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể ngang hàng này để đi đến được nhau phải thông qua hoạt động của các lớp bên dưới nó. Cụ thể, quá trình truyền dữ liệu trong mô hình OSI sẽ đi từ các lớp trên xuống các lớp dưới, qua đường truyền vật lý tới host đầu kia và ngược lại từ các lớp dưới lên các lớp trên.

3/ Đóng gói và mở gói (Encapsulation and De-encapsulation)

Mỗi giao thức truyền dữ liệu của các lớp đều quy định các gói tin mà chúng sử dụng để đóng gói dữ liệu cần truyền. Các gói tin này sẽ được gọi là các đơn vị thông tin (PDU – Protocol Data Unit). Các PDU sẽ gồm hai thành phần: header và data. Header chính là phần thông tin quản lý của gói tin còn data chính là phần dữ liệu thực sự của gói tin.

Khi các PDU của các giao thức từ lớp trên xuống lớp dưới, chúng được đóng gói trở thành data của lớp bên dưới và được đóng thêm header của giao thức lớp dưới. Cứ đi xuống một lớp, một header mới lại được thêm vào. Quy trình đóng gói tin này được thể hiện như sau:

data-encapsulationQuá trình Encapsolation khi đi từ lớp trên xuống lớp dưới

Một điểm đặc biệt là riêng với lớp thứ 2 (data link), không chỉ header được thêm vào đầu của nội dung data mà còn có thêm trường kiểm tra lỗi FCS được thêm vào phần đuôi data. Phần này được gọi là trailer. Trailer sử dụng kỹ thuật kiểm tra lỗi FCS (Frame Check Sequence) để đảm bảo nhận biết được lỗi xảy ra khi truyền dữ liệu qua một đường truyền nào đó. Đây là trường đặc thù của đóng gói dữ liệu lớp 2.

Tại đầu nhận, tiến hành diễn ra theo chiều ngươc lại: dữ liệu sẽ được di chuyển từ lớp dưới lên trên. Cứ mỗi lần đi lên một lớp, header của liwps dưới lại được gỡ bỏ để trả lại PDU cho lớp trên. Cuối cùng, khi đi đến lớp Application, dữ liệu sẽ được mở gói hoàn toàn và gửi đến giao diện tương tác với người dùng. Quá trình De-encapsulation được mô tả như sau:

de-encapsulationQuá trình De-encapsulation khi đi từ liwso dưới lên lớp trên

4/ Các đơn vị dữ liệu của các giao thức thuộc các lớp được gọi trên theo quy ước như sau:

don-vi-du-lieu-cua-cac-lop

Đơn vị dữ liệu của các lớp

  • Các lớp Application, Presentation, Session: Data
  • Lớp Transport: Segment
  • Lớp Network: Packet
  • Lớp Data Link: Frame
  • Lớp Physical: Bit

Đặng Đình Công

Mình là Đặng Đình Công. Công việc hiện tại của mình là quản trị viên hệ thống mạng máy tính. Hiện tại mình đang học, nghiên cứu và làm việc về mảng hệ thống và bảo mật Microsoft, Cisco, ảo hóa VMware,... Blog được lập ra với phương diện cá nhân nên chắc sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót. Mong được sự góp ý của tất cả các bạn.

You may also like...