Dịch vụ DNS Server (Domain Name System)

DNS là gì?

Như các bạn đã biết mỗi máy tính trên hệ thống mạng được xác định bằng địa chỉ IP. Tuy nhiên, việc nhớ một dãy số thì khó khăn hơn là nhớ một cái tên. Chính vì vậy nên chúng ta mới cần đến dịch vụ DNS. Dịch vụ DNS (Domain Name System) là một dịch vụ cho phép phân giải từ tên miền thành địa chỉ IP.

Ví dụ: khi bạn gõ tên miền www.conglinh.com thì DNS server sẽ có nhiệm vụ phân giải ra địa chỉ IP của máy chủ web conglinh.com. Giúp các gói tin của bạn đi đến đúng nơi cần đến.

Trong chương trình này chúng ta sẽ học cách cấu hình 1 máy chủ DNS. Phục vụ công việc phân giải tên miền cho hệ thống mạng của mình.

Khái niệm zone.

Zone file lưu trữ những resource record cung cấp thông tin về hostname và địa chỉ ip của những máy tính trong hệ thống mạng.

  • Master zone: đây là zone file chính của một network. Nó nắm giữ những thông tin về tên và địa chỉ ip của tất cả máy tính trong network đó.
  • Slave zone: đây là một zone phụ nằm trên slave DNS server. Hệ thống mạng thường có Master DNS server và Slave DNS server để giảm tải và dự phòng.
  • Forward zone: Nơi này lưu thông tin danh sách các DNS server công cộng. Nhằm chỉ ra nếu DNS cục bộ của chúng ta không phân giải được tên miền này thì sẽ đi hỏi những DNS nào.
  • IN-ADDR.ARPA zone: Phục vụ cho mục đích phân giải ngược từ địa chỉ IP thành tên miền.

Các kiểu Resource record.

  • Start of Authority (SOA): Đây là một record đặc biệt. Thường bắt đầu trong zone file. Nó xác định là các record phía dưới đều được xác thực cho một domain. Xác định nameserver trong domain, server contact, serial number…
  • A: gán một hostname với một địa chỉ IP version 4.
  • AAAA: Địa chỉ IP version 6.
  • NS: xác định nameserver cho zone.
  • CNAME: Canonical name, xác định alias của một hostname.
  • PTR: Pointer record, dùng trong việc phân giải ngược IP thành hostname.
  • MX: Mail exchanger, khai báo cho email server.
  • TXT: Text strings, thường được dùng để cung cấp thêm thông tin về host.
  • …….

Các kiểu DNS server.

Trong hệ thống DNS (Domain Name System) có nhiều kiểu DNS server. Được thiết kế để phục vụ những mục đích khác nhau trong hệ thống.

  • Master server: Đây là DNS server chính trong 1 zone.
  • Slave server: Đây là một DNS server phụ nó nhận thông tin về zone từ Master server. Nó thường được sử dụng để giảm tải cho server chính.
  • Forwarder server: Máy chủ này có nhiệm vụ chuyển tiếp DNS request mà hệ thống DNS nội bộ không phân giải được cho các DNS bên ngoài internet.
  • Caching only server: Máy chủ này cache các thông tin DNS để phục vụ cho mạng nội bộ. Người ta sử dụng nó để phục vụ phân giải nhanh hơn cho các user.

Những công cụ cần biết để làm việc với DNS.

  • dig: Domain Information Groper, công cụ dùng để tra cứu thông tin về một host, domain trong hệ thống.
  • host: Công cụ để tìm thông tin host.
  • nslookup: Tương tự như dig, nó tra cứu thông tin về host, domain.
  • named -checkconf: Cộng cụ được cung cấp cùng với gói BIND tool dùng để kiểm tra lỗi cú pháp trong file cấu hình /etc/named.conf.
  • nslint: Công cụ kiểm tra lỗi cú pháp trong file cấu hình DNS và zone files.
  • rndc: Lệnh Remote Name Daemon Controller, công cụ dùng để quản lý DNS server.

Đặng Đình Công

Mình là Đặng Đình Công. Công việc hiện tại của mình là quản trị viên hệ thống mạng máy tính. Hiện tại mình đang học, nghiên cứu và làm việc về mảng hệ thống và bảo mật Microsoft, Cisco, ảo hóa VMware,... Blog được lập ra với phương diện cá nhân nên chắc sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót. Mong được sự góp ý của tất cả các bạn.

You may also like...