Tại sao sinh viên CNTT nên có chứng chỉ CCNA?

Chứng chỉ CCNA là gì?

CCNA là chữ viết tắt của Cisco Certified Network Associate, là chứng chỉ quốc tế do hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems cấp.

Những kỹ sư, chuyên viên mạng được nhận chứng chỉ CCNA được công nhận trên toàn thế giới, họ được chứng nhận là có một nền tảng kiến thức về mạng (networking) bao gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet.

Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine năm 2003 thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.

Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco – hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 30 người sở hữu chứng chỉ này)

Tại sao sinh viên CNTT nên có chứng chỉ CCNA?

Trước những thay đổi, lạc hậu nhanh chóng của công nghệ hiện tại, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT), đầu tư cho kiến thứ nền tảng, kiến thức cơ sở ngành là một trong những ưu tiên cho bất cứ ai muốn tiến xa, vững chắc hơn trong con đường sự nghiệp của mình. Trong thời đại hạ tầng CNTT được xem là hạ tầng của các hạ tầng, trong đó môi trường mạng máy tính là nền tảng trước hết cho bất kỳ một hệ thống nào, các khóa học CCNA, MCSA càng trở nên quan trọng, căn bản đầu tiên mà mỗi sinh viên ngành CNTT, Điện tử – Viễn thông nên đầu tư càng sớm càng tốt. Khóa học CCNA có nhiều mảng kiến thức, trong đó CCNAX hay còn gọi là CCNA Routing Switching là khóa học mà mọi người nên học. Khóa học này trang bị cho người học các kiến thức nền tảng về hạ tầng mạng. Có thể nói một cách ngắn gọn, khóa học này giúp người học nắm bắt được tổng quan, bản chất và cấu hình thử nghiệm một số công nghệ trên các thiết bị Router, Switch. Đó là các thiết bị chủ yếu để xây dựng nên một hệ thống mạng.

Học CCNA ở đâu?

Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế BachKhoa-Aptech trải qua gần 16 năm hoạt động, BachKhoa-Aptech là một thương hiệu mạnh trong hoạt động đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực CNTT.

Địa chỉ: Tòa nhà HTC, BachKhoa-Aptech, 236B & 238 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0968.27.6996

Link đăng ký: khóa học CCNA

Email: tuyensinh@bachkhoa-aptech.edu.vn

Bên cạnh đó trung tâm đang có chương trình “THÊM BẠN GIẢM HỌC PHÍ – Giảm ngay 1 triệu mỗi bạn cho nhóm 3 bạn đăng ký” khi đăng ký học khóa CCNA tại trung tâm.





Nội dung khóa học CCNA Routing & Switching:

SEM1: Cơ bản về mạng máy tính

• Khám phá hệ thống mạng máy tính
• Cấu hình hệ điều hành mạng
• Giao thức mạng và quá trình truyền thông
• Tầng truy nhập mạng
• Công nghệ Ethernet
• Tầng mạngTầng truyền tải
• Địa chỉ IPv4 và IPv6
• Quy hoạch địa chỉ IP
• Tầng ứng dụng
• Xây dựng và phát triển hệ thống mạng

SEM2: Định Tuyến và chuyển mạch

• Giới thiệu về mạng chuyển mạch
• Chuyển mạch trên switch và cấu hình cơ bản
• Mạng LAN ảo – VLANs
• Các khái niệm cơ bản về giao thức định tuyến
• Định tuyến giữa các mạng LAN ảo
• Định tuyến tĩnh
• Giới thiệu về định tuyến động
• OSPF đơn vùng (OSPFv2 và OSPFv3)
• Kỹ thuật điều khiển truy nhập (ACL)
• Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động – DHCP
• Kỹ thuật chuyển đổi địa chỉ cho IPv4

SEM3: Mở rộng hệ thống mạng

• Giới thiệu về mạng chuyển mạch
• Giao thức VTP, STP, mở rộng VLAN
• Sử dụng hiệu quả đường truyền bằng Link Aggregation
• Mạng LAN không dây
• Xử lý sự cố trong OSPF đơn vùng
• OSPF đa vùng (OSPFv2 và OSPFv3)
• Giao thức định tuyến EIGRP (IPv4 và IPv6)
• Cấu hình nâng cao EIGRP và Xử lý sự cố
• Quản lý tệp hệ điều hành IOS và giấy phép

SEM4: Kết nối mạng

• Thiết kế mô hình mạng phân cấp
• Kết nối mạng diện rộng WAN
• Cấu hình cho liên kết Serial WAN
• Công nghệ Frame Relay
• Kỹ thuật chuyển đổi địa chỉ cho IPv4
• Giải pháp mạng băng rộng (triển khai PPPoE và eBGP)
• Bảo mật cho kết nối Site-to-Site, kỹ thuật DMVPN
• Giám sát quản lý hệ thống mạng• Xử lý sự cố trong hệ thống mạng

Đặng Đình Công

Mình là Đặng Đình Công. Công việc hiện tại của mình là quản trị viên hệ thống mạng máy tính. Hiện tại mình đang học, nghiên cứu và làm việc về mảng hệ thống và bảo mật Microsoft, Cisco, ảo hóa VMware,... Blog được lập ra với phương diện cá nhân nên chắc sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót. Mong được sự góp ý của tất cả các bạn.

You may also like...