[CCNA 5.0] Khái niệm về mô hình OSI

I. Mô hình OSI là gì?

– Mô hình OSI (Open system interconnection – Mô hình kết nối các hệ thống mở) là một cơ sở dành cho việc chuẩn hoá các hệ thống truyền thông, nó được nghiên cứu và xây dựng bởi ISO (International Organization for Standardization).

– Việc nghiên cứu về mô hình OSI được bắt đầu tại ISO vào năm 1971 với mục tiêu nhằm tới việc nối kết các sản phẩm của các hãng sản xuất khác nhau và phối hợp các hoạt động chuẩn hoá trong các lĩnh vực viễn thông và hệ thống thông tin. Đến năm 1984, mô hình tham chiếu OSI chính thức được đưa ra giới thiệu.

Mô hình này chia thành 7 lớp:

mang-can-ban-mo-hinh-osi

1/ Application layer:

  • Là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng.
  • Các ứng dụng cung được cấp như các chương trình xử lý kí tự, bảng biểu, thư tín, các giao thức HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet.

2/ Presentation layer:

  • Thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu sang dạng MIME, nén dữ liệu, và các thao tác tương tự đối với biểu diễn dữ liệu để trình diễn dữ liệu.
  • Chẳng hạn như chuyển đổi văn bản từ mã EBCDIC sang mã ASCII, hoặc tuần tự hóa các đối tượng (Object Serialization) hoặc các cấu trúc dữ liệu (Data Structure) khác sang dạng XML và ngược lại.

3/ Session layer:

  • Thực hiện thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên làm việc giữa hai hệ thống.
  • Tổ chức kết nối theo các phương thức:
    • Duplex
    • Half-duplex
    • Single
  • Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window System, ASP.

4/ Transport layer:

  • Kiểm soát độ tin cậy của một kết nối. Theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại.
  • Là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.

5/ Network layer:

  • Thực hiện chức năng định tuyến. Quyết định đường đi của dữ liệu, xác định việc chuyển hướng, vạch đường các gói tin trong mạng, các gói tin này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng.
  • Router hoạt động tại tầng này. Các giao thức được sử dụng là IP, RIP, IPX, OSPF, AppleTalk.

6/ Data link layer:

  • Xác định các giao thức trực tiếp với các thành phần vật lý như card mạng, dây cáp.
  • Đưa dữ liệu vào khung và điều khiển luồng thông tin qua liên kết này

7/ Phisical layer:

  • Các thiết bị tầng vật lý bao gồm Hub, bộ lặp (Repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (Network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter)- (HBA dùng trong mạng lưu trữ (Storage Area Network)).

II. ĐÓNG GÓI DỮ LIỆU:

mang-can-ban-mo-hinh-osi-2

mang-can-ban-mo-hinh-osi-3

Đặng Đình Công

Mình là Đặng Đình Công. Công việc hiện tại của mình là quản trị viên hệ thống mạng máy tính. Hiện tại mình đang học, nghiên cứu và làm việc về mảng hệ thống và bảo mật Microsoft, Cisco, ảo hóa VMware,... Blog được lập ra với phương diện cá nhân nên chắc sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót. Mong được sự góp ý của tất cả các bạn.

You may also like...